Chùa Thầy
Chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn, cách Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây Nam. Ngôi chùa này còn được biết đến dưới cái tên chùa Thiên Phúc Tự, được xây dựng vào thế kỉ 11 dưới thời của vua Lý Nhân Tông. Nơi đây không chỉ thu hút các phật tử đi hành hương mà còn hấp dẫn cả các du khách thập phương bởi vì cảnh đẹp nên thơ cùng với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời.
Theo truyền thuyết thiền sư Từ Đạo Hạnh trước đây là thầy lang, có tấm lòng nhân ái đi chữa bệnh cho những người dân nghèo khổ trong vùng mà không lấy tiền, ngoài ra còn dạy dân biết trồng cây ăn quả, rau màu và các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà. Đặc biệt ngài còn được coi là tổ nghề của nghệ thuật múa rối nước mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Trước mặt chùa Thầy là hồ Long Chiểu, ở giữa hồ là Thủy Đình, nơi vẫn thường được sử dụng để tổ chức múa rối nước mỗi khi đến dịp. Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh Hiền, Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng nằm tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất và thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Với hình ảnh núi Sài Sơn ẩn hiện xa xa kết hợp cùng không gian yên bình nơi làng quê và kiến trúc cổ kính của chùa Thầy, nơi đây là một trong những biểu tượng văn hóa lịch sử của miền Bắc Việt Nam và là một viên đá quý thật sự cần được bảo tồn và gìn giữ.
OTHER DESTINATION
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương - hay còn được gọi là Sùng Phúc Tự - được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 và đã trải qua nhiều lần tu bổ qua từng thời kì. Chùa nằm ở trên đỉnh núi nên du khách sẽ phải đi 240 bước mới lên được tới chùa. Tuy nhiên, cảnh quan xung quanh rất đẹp và yên bình với những cây cổ thụ tồn tại hàng thế kỷ
XEM THÊMChè Lam Thạch Xá
Chùa Tây Phương không chỉ nổi tiếng với những kiến trúc tuyệt đẹp và những bức tượng La Hán mà còn bởi vì món chè Lam nức tiếng đất Thạch Xá. Trong các làng nghề truyền thống trên khắp Việt Nam, Thạch Xá nổi tiếng nhất với món Chè Lam - một loại bánh ngon ngọt thường được sử dụng để thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến.
XEM THÊMNghệ thuật Múa rối nước ở làng Phú Hòa
Theo lịch sử làng, múa rối nước được sáng lập tại chùa Thầy bởi thiền sư Từ Đạo Hạnh vào thế kỷ 11. Truyền thống lâu đời này vẫn còn được phát triển mạnh mẽ tại Phú Hoà, làng nghề múa rối nước nổi tiếng - nơi mà 20 hội viên trong phường múa rối vẫn thường gặp gỡ để cùng nhau trình diễn múa rối nước trong lễ hội làng hàng năm.
XEM THÊM